Đóng menu
Banner top
Trang chủ » Du học sinh Nhật cần lưu ý điều gì về văn hóa ăn uống của Nhật Bản?

Du học sinh Nhật cần lưu ý điều gì về văn hóa ăn uống của Nhật Bản?

19/10/2022 358 lượt xem

Là một quốc gia Châu Á chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, văn hóa Nhật Bản cũng có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của xứ sở mặt trời mọc này cũng sở hữu những đặc trưng rất riêng biệt, đặc biệt là trong văn hóa ăn uống. Vậy du học sinh Nhật cần lưu ý điều gì về văn hóa ăn uống của Nhật Bản, hãy cùng VIJP Group tìm hiểu trong bài viết này nhé!

du-hoc-sinh-nhat-ban-can-luu-y-dieu-gi-ve-van-hoa-an-uong-cua-nhat-ban-1

Văn hóa ăn uống của Nhật Bản

Nét đặc trưng cơ bản trong văn hóa ăn uống của Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước văn minh, lịch sự. Sự văn minh đó được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản trong văn hóa ăn uống của người Nhật. Trong đó nổi bật là những đặc trưng bao gồm: 

Sử dụng đũa trong bữa ăn 

Hàng trăm năm qua, những đôi đũa đã xuất hiện và trở nên quen thuộc trong những bữa ăn của người Nhật Bản. Là một quốc gia sạch sẽ, người Nhật rất coi trọng việc sử dụng đũa thay vì dùng tay. Bởi họ cho rằng dùng tay để ăn là mất vệ sinh và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. 

Số lượng chén bát

Có một điều thường thấy trong các bữa ăn của người Nhật đó là trên bàn ăn thường xếp rất nhiều chén bát. Điều này được lý giải bởi người Nhật rất coi trọng cách bài trí thức ăn. Mỗi bữa ăn người Nhật đều muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị của từng món ăn một cách từ tốn, thong thả. Những chiếc đĩa sử dụng trong bữa ăn của người Nhật cũng được thiết kế với nhiều kiểu dáng và hoa văn sang trọng, nhằm nâng tầm chất lượng bữa ăn hằng ngày. 

du-hoc-sinh-nhat-ban-can-luu-y-dieu-gi-ve-van-hoa-an-uong-cua-nhat-ban-2

Người Nhật sử dụng nhiều loại đĩa khác nhau giúp tăng thẩm mỹ cho bữa ăn

Thực phẩm xanh và ưu tiên thực phẩm tươi

Một trong những điều đã giúp tuổi thọ của người Nhật luôn đứng đầu thế giới trong nhiều hàng chục năm qua đó là chế độ ăn ưu tiên thực phẩm xanh và tươi, có nguồn gốc thiên nhiên, hữu cơ. Cá, đậu nành, rau xanh, trái cây, gạo và trà xanh là những thực phẩm thường được người dân Nhật Bản sử dụng trong các bữa ăn thường ngày. 

du-hoc-sinh-nhat-ban-can-luu-y-dieu-gi-ve-van-hoa-an-uong-cua-nhat-ban-3

Rau, đậu nành, cá, trà xanh là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Nhật

Tự nấu ăn

Sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của người dân Nhật Bản vì thế mà họ rất thường xuyên tự nấu ăn ở nhà. Bên cạnh đó, người Nhật chủ yếu thích đồ hấp, luộc, chế biến đơn giản nên công đoạn chuẩn bị bữa ăn tại đây cũng không mất quá nhiều thời gian và công sức

Kỹ thuật chế biến món ăn

Những bữa ăn hàng ngày của người Nhật thường được chế biến rất đơn giản với các kỹ thuật như hấp, áp chảo, xào, hầm hoặc nướng nhanh.  Kỹ thuật chế biến nhanh gọn và hạn chế ướp thêm gia vị để hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Các đầu bếp Nhật Bản thích sử dụng dầu tốt cho trái tim và nước dùng là hương vị theo mùa. Và quan trọng là bữa ăn đủ để cảm thấy hài lòng nhưng không quá no.

Món tráng miệng

Vì những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thói quen ăn nhiều đồ ngọt mà món tráng miệng có vị ngọt không được người Nhật dùng phổ biến trong những bữa ăn thường ngày. Do đó, họ thưởng thức rất có chừng mực những món bánh ngọt để dễ dàng kiểm soát sức khỏe của mình

du-hoc-sinh-nhat-ban-can-luu-y-dieu-gi-ve-van-hoa-an-uong-cua-nhat-ban-4

Những món tráng miệng hấp dẫn được người Nhật thưởng thức rất chừng mực

Chế độ ăn của người Nhật

Một trong những bí quyết giúp người Nhật kéo dài tuổi thọ và ít bị các bệnh ung thư, mãn tính đó là nhờ vào chế độ ăn ưu tiên cá, thực phẩm có nguồn gốc thực vật, ít protein động vật, đường và chất béo. Tuy nhiên thời gian gần đây, bên cạnh những món ăn truyền thống, bữa ăn của người Nhật đã phong phú thêm với sự hội nhập của ẩm thực Trung Hoa, phương Tây,… 

Điều gì cần lưu ý trong văn hóa ăn uống của Nhật Bản

Bên cạnh những đặc trưng thì văn hóa ăn uống của Nhật Bản cũng được nhận xét là một trong những văn hóa cầu kỳ nhất thế giới và có nhiều điều cần lưu ý trong những bữa ăn.

Quy tắc trên bàn ăn

Với tính tiết kiệm và coi trọng thức ăn, người Nhật đánh giá cao việc không để thừa thức ăn và hành động ăn phát ra tiếng. Bởi với họ, những hành động này thể hiện niềm yêu thích với thức ăn và sự tôn trọng dành cho người nấu. 

Tuy nhiên bên cạnh sự dễ tính đó thì có một vài quy tắc mà người Nhật không bao giờ vi phạm trong những bữa ăn: 

  • Không được đặt khuỷu tay của bạn lên bàn
  • Nâng bát đựng thức ăn lên gần miệng của mình
  • Chia thức ăn thành những miếng vừa ăn trước khi cho vào miệng
  • Không ăn trực tiếp từ đĩa chung (trước tiên hãy lấy một ít và đặt vào đĩa nhỏ hơn của riêng bạn, sau đó thưởng thức)
du-hoc-sinh-nhat-ban-can-luu-y-dieu-gi-ve-van-hoa-an-uong-cua-nhat-ban-5

Nâng bát đựng thức ăn lên gần miệng là quy tắc quan trọng trên bàn ăn của người Nhật

Cách dùng đũa

Giống như Việt Nam, người Nhật cũng sử dụng đũa trong bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên, sự khắt khe trong ăn uống của người Nhật đã đặt ra nhiều quy tắc trong việc sử dụng đũa. Đầu tiên là cầm đũa đúng cách. Để cầm đũa Nhật đúng theo kiểu Nhật thì phải cầm bằng bốn ngón tay: dùng ngón trỏ và ngón giữa giữ một chiếc và dùng ngón cái để điều khiển khi gắp, chiếc còn lại thì đặt nhẹ lên trên ngón áp út. Phần cầm đũa cách đầu gặp 2/3 chiều dài đũa. Lưu ý là phải luôn giữ cho chiếc đũa thứ hai không xê dịch trên ngón áp út. 

Để dùng đũa đúng cách thì bên cạnh việc cầm đúng cũng có những quy tắc cấm kỵ mà người Nhật không mong muốn thực khách sẽ phạm phải, bao gồm việc: cắm thẳng đũa, đặt đũa trên bát hay dùng đũa chọc thức ăn…

Cách rót đồ uống

Không chỉ học cách cư xử đúng trong bữa ăn, du học sinh khi sống tại Nhật Bản cũng cần lưu ý về cách rót đồ uống của người Nhật. Bởi việc này không chỉ để đảm bảo lịch sự tối thiểu mà còn thể hiện thái độ, phong cách của chính mình. 

Khi rót đồ uống, cầm chai bằng tay phải sao cho nhãn chai hướng lên trên và đỡ phần đế chai bằng tay trái. Rót đồ uống cho người khác và để người khác rót cho mình. Không giống như trong ăn uống, hành động để thừa đồ uống để từ chối việc uống thêm và hoàn toàn có thể chấp nhận được. 

Sự khác nhau về văn hóa ăn uống giữa Việt Nam và Nhật Bản

Đều là những quốc gia phương Đông. Tuy nhiên, với những đặc trưng riêng về văn hóa, địa lý, tự nhiên mà ẩm thực Nhật Bản sở hữu những điểm rất khác với ẩm thực Việt Nam. Chính những sự khác nhau đó đã góp phần tạo nên 2 nền ẩm thực hàng đầu thế giới. Trong đó phải kể tới những sự khác nhau tiêu biểu như: 

Hương vị giữa các món ăn

Nếu như ẩm thực Việt Nam hướng tới những hương vị đậm đà từ gia vị, đặc biệt là nước mắm và các loại rau thơm thì ẩm thực Nhật Bản lại ưu tiên hương vị tươi ngon, tự nhiên của thực phẩm. Sự đối nghịch đó được thể hiện ở những món ăn truyền thống của 2 quốc gia.

Với Việt Nam, hương vị đậm đà được thể hiện rõ ở món phở bò, bún bò, bánh xèo… thu hút rất nhiều tình yêu của rất nhiều khách du lịch trên toàn thế giới. Còn với Nhật Bản, sự tươi ngon thuần khiết, hạn chế sử dụng gia vị được dẫn chứng ở món Sashimi, nổi tiếng khắp thế giới 

du-hoc-sinh-nhat-ban-can-luu-y-dieu-gi-ve-van-hoa-an-uong-cua-nhat-ban-6

Phở hấp dẫn nhờ sử dụng nhiều gia vị đậm đà còn sashimi nổi tiếng bởi hương vị tươi ngon

Lựa chọn đĩa đựng thực phẩm

Ở Việt Nam, việc lựa chọn đĩa đựng thực phẩm không quá khắt khe bởi người Việt rất đơn giản và dễ tính. Đĩa đựng thực phẩm trong những bữa ăn không quá cầu kỳ mà chỉ chú trọng sự phù hợp. 

Không giống như Việt Nam, với người Nhật, mỗi bữa ăn là một tác phẩm nghệ thuật cần có thời gian để thưởng thức. Chính vì thế, lựa chọn đĩa đựng thực phẩm tượng trưng cho mùa, họa tiết trên đĩa phải bắt mắt, sang trọng là yêu cầu quan trọng trong mỗi bữa ăn để góp phần gia tăng giá trị thẩm mĩ cho mâm cơm của người Nhật. 

Các món ăn chay

Phật giáo đã du nhập và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của cả người Nhật và người Việt, điển hình là trong văn hóa ăn uống. Tuy nhiên, nếu như người Việt chọn cách ăn chay đơn giản, chế biến hoàn toàn từ thực vật, rau củ, đậu nành, tuyệt đối không sử dụng thịt, cá thì với tác động của truyền thống ăn cá trong mỗi bữa ăn, các món ăn chay của người Nhật đã được điều chỉnh để phù hợp hơn. Những món ăn chay Nhật Bản bên cạnh việc sử dụng rất nhiều loại rau thì người nấu còn cho thêm vụn cá ngừ khô và sử dụng nước dùng cá để gia tăng hương vị cho món ăn.

Quy tắc và nghi thức khi ăn uống

Người Việt chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Đông. Chính vì vậy mà văn hóa ăn uống tồn tại nhiều quy tắc và nghi thức, chẳng hạn như: “thủ tục” mời chào trước và sau khi ăn, “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, trong bữa ăn hạn chế nói chuyện, đùa giỡn…  Những quy tắc này không quá khắt khe, tuy nhiên vẫn thể hiện được phép lịch sự và sự tinh tế của người Việt bao đời nay.

Người Nhật được đánh giá là lịch sự và văn minh nhất thế giới. Do đó mà những quy tắc và nghi thức khi ăn uống có phần khắt khe hơn so với những quốc gia khác. Khi dùng bữa, người Nhật chỉ được sử dụng đũa mà không được dùng những dụng cụ khác. Việc sử dụng đũa cũng phải tuân theo nhiều quy tắc khác. Du học sinh Nhật cũng cần cư xử một cách chừng mực trong bữa ăn để tránh gây ra những hiểu lầm, thể hiện sự thiếu tôn trọng với người Nhật một cách vô ý. 

Trên đây là những thông tin mà du học sinh Nhật cần lưu ý về văn hóa ăn uống của Nhật BảnVIJP Group đã tổng hợp để chia sẻ với các bạn. Với xuất thân từ những quốc gia khác, các bạn du học sinh cần ghi nhớ và vận dụng những thông tin trên để có thể cư xử chuẩn mực và dễ dàng hòa nhập với văn hóa Nhật Bản nhé!

Đọc thêm

Chia sẻ:
Hotline: 02462811222