Đóng menu
Banner top
Trang chủ » SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

25/05/2022 5082 lượt xem

Tuy cùng ở Châu Á nhưng có thể nói văn hóa Việt Nam có rất nhiều điểm khác biệt với văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Hiểu được những nét khác biệt trong văn hóa người Việt với người Nhật sẽ giúp các bạn thực tập sinh tránh được cú shock văn hóa khi sang Nhật làm việc và dễ hòa nhập với cộng đồng hơn. Cùng VIJP tìm hiểu ngay sự khác biệt văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản ở bài viết dưới đây nhé!

1. Văn hóa làm việc

Người Nhật khi làm việc, hay bất kỳ làm chuyện gì trong cuộc sống cũng thường rất hay lập kế hoạch cụ thể và luôn tuân thủ theo kế hoạch đó để tiến hành công việc

Trong khi đó, nếu so sánh sẽ thấy người Việt Nam khá nhanh nhạy trong việc thích ứng nếu có sự thay đổi. Có nhiều thay đổi liên tục như kiểu người Nhật sẽ nghĩ :”Tại sao bây giờ mới nói?”, thì điều này với người Việt lại có thể đối ứng một cách dễ dàng. Thay vào đó, người Việt lại luôn có xu hướng bắt đầu công việc ở mức sát deadline. 

2. Trong các mối quan hệ công việc

Người Nhật 

Người Nhật có xu hướng tránh làm mất lòng người khác, người Nhật hiếm khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói vòng vo và mong muốn nhận được sự thấu hiểu của đối phương khi giao tiếp. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ở một giới hạn rất mơ hồ. Do vậy không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thế nào.

Người Việt

Còn ở Việt Nam, đa số người ta sẽ nói ra vấn đề của mình rằng có việc bận, hoặc thậm chí nói thẳng là không muốn đi vì một lí do nào đó. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng ra vấn đề chính là cách minh chứng cho sự thành thật của mình đối với đối phương.

3. Nguyên tắc về thời gian

Người Nhật

Một điều dễ nhận thấy là người Nhật rất đúng giờ – đó là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật, với văn hoá Nhật. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi sắp xếp một cuộc hẹn với người Nhật và luôn thấy họ đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút. Thói quen đó ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản.

Người Việt

Trong khi đó, ý thức tuân thủ nguyên tắc về thời gian ở Việt Nam dường như chưa được đề cao đúng mức. Việc trễ hẹn năm bảy phút là chuyện thường tình. Và cũng chẳng mấy ai phàn nàn về điều đó bởi nó đã ăn sâu vào nếp sống. Và sự cố gắng để thay đổi một hành vi mà cả xã hội chấp nhận dường như không mấy được lưu tâm.

4. Vị trí xã hội giữa nam giới và nữ giới

Người Nhật

Điều đặc biệt trong xã hội Nhật, khi mà người phụ nữ rất ít đi làm và dù đi làm cũng rất khó lên được địa vị chức vụ cao như nam giới. Dù những năm gần đây phụ nữ Nhật bắt đầu đi làm nhiều hơn trước, nhưng tỉ lệ này hiện nay cũng rất ít. Trung bình chỉ 10% phụ nữ làm quản lí ở Nhật, thấp hơn các nước phát triển khác và chắc chắn thấp hơn Việt Nam. Nhiều phụ nữ Nhật học cao, vào công ty tốt với mục đích lấy được những anh chồng học cao, làm ở công ty tốt, sau khi kết hôn thì nghỉ làm.

Người Việt

Tại Việt Nam, số lượng nữ giới tham gia làm việc, quản lỹ và có các vị trí cao trong nhà nước ngày càng nhiều. Cùng với đó vai trò của người đàn ông cũng ngày càng cân bằng. Đàn ông có thể phụ giúp vợ chuyện dọn dẹp gia đình là chuyện rất bình thường, người phụ nữ vừa làm việc nhà nước, vừa đảm đang công việc gia đình. Nếu các bạn sang Nhật, sinh sống tại đây lâu sẽ thấy, đàn ông Nhật rất khô khan họ sẽ chỉ tập trung cho làm việc, chẳng mấy khi về nhà, nhiệm vụ chính của họ đi làm và gửi tiền về nhà còn mọi thứ khác họ sẽ không quan tâm. Phụ nữ Nhật cũng vậy, họ chỉ cần tiền và lo cho con cái, quả thật rất khác với đất nước mình, Việt Nam sẽ thiên về tình cảm hơn.

5. “Tư tưởng cá nhân” và “gắn kết tập thể”

Nhật Bản

“Điều Nhật khác Việt Nam” tiếp theo này rất đặc biệt. Đó là ở Nhật, việc nổi bật không phải lúc nào cũng tốt. Từ mẫu giáo đến hết cấp 3 học sinh có đồng phục- trăm người như một để tránh nổi bật và học sinh không mất thời gian chú ý đến ngoại hình, khi đi xin việc mọi người cũng mặc cùng 1 kiểu vest đen, đi cùng một kiểu giày, phải cùng 1 kiểu tóc để tránh thu hút sự chú ý của người phỏng vấn bằng ngoại hình. Để sống hòa hợp ở Nhật khả năng cần thiết là phải biết “đọc không khí” – khả năng hòa nhập và đôi khi là phải cố hùa theo xung quanh mệt mỏi. Công ty Nhật đề cao khả năng chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người khác cùng phát triển, chứ không đề cao một tài năng sáng chói lẻ tẻ.

Việt Nam

Ở Việt Nam nếu bạn không nổi bật, bạn sẽ khó có thể làm việc Còn ở Việt Nam, nếu không nổi bật chúng ta khó làm được gì cả. Tư tưởng cá nhân của người Việt cũng mạnh mẽ và chi phối nhiều hoạt động. Bạn giỏi thì bạn phải giữ cái giỏi đấy cho mình, nếu bạn chia sẻ kiến thức hay cho người khác rất có thể họ sẽ giỏi hơn bạn và vị thế của bạn bị đe doạ. Đây là sự thực mà các công ty Nhật ở Việt Nam rất khó thay đổi khi họ muốn các nhân viên của mình truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho nhau để cùng có 1 tập thể lớn mạnh.

 

6. Việc đối xử với thú nuôi

Người Nhật dẫn chó mèo đi chơi nhiều hơn dẫn người đi chơi. Đối những con vật nhỏ, họ còn cho vào xe đẩy, cắt tóc 3 chỏm, cho ăn mặc chỉnh tề và đưa đi chơi. Đảo mèo và đảo thỏ tại Nhật Bản, nơi đây động vật sinh sống và tự do đi lại khắp đảo Người Nhật luôn đi cùng thú nuôi để dẫn nó đi vệ sinh đúng nơi quy định. Khác với quan điểm thả rông của người Việt.

Trước khi sang Nhật Bản để học tập hay làm việc thì các bạn hãy chú ý những điều này để tránh bị sốc văn hóa nhé! 

_________________________________

VIJP GROUP

  • Lô C10, khu đấu giá 3HA, P.Phúc Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline 24/7: 02462 811 222
  • https://vijp.com.vn/
  • vijpgroup@gmail.com
Chia sẻ:
Hotline: 02462811222