Đóng menu
Banner top
Trang chủ » Việc làm thêm ở Nhật

Việc làm thêm ở Nhật

02/07/2020 1089 lượt xem

Tìm cách xin việc làm thêm ở Nhật Bản cực kỳ quan trọng, thậm chí có những bạn cần một công việc làm thêm hơn việc học, hay việc chính hiện tại. Nhưng tìm việc làm thêm tại Nhật bằng cách nào? Xin việc ở đâu? là câu hỏi được nhiều du học sinh, thực tập sinh Nhật Bản cực kỳ quan tâm.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Arubaito là gì? Cách tìm việc làm thêm tại Nhật

2. Cách gọi điện xin việc

3. Sơ yếu lí lịch (履歴書) xin việc làm thêm アルバイト.

4. Kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc

 

1. Baito là gì? Arubaito là gì? Cách xin việc làm thêm tại Nhật

Arubaito hay còn gọi là baito, là một thuật ngữ có nguồn gốc Nhật Bản, chỉ những công việc bán thời gian, công việc ngoài giờ, hoặc thậm chí công việc mang tính “tạm thời” khi chưa tìm được một việc làm ổn định.
Có nhiều cách tìm việc làm thêm ở Nhật Bản nhưng:
  • Phổ biến nhất là tìm việc qua các báo Townwork, AN.

Đây là các trang báo miễn phí, thường được đặt tại cửa siêu thị nên có thể lấy thoải mái, ở trên báo thường có các thông tin về tên quán, nhà hàng, siêu thị cần tuyển nhân viên làm thêm, vị trí làm việc, địa điểm, số điện thoại phỏng vấn, liên lạc.
Kinh nghiệm khi tìm việc trên báo: Chúng ta nên khoanh từng vùng một. Như gần nhà, gần trường không? Bạn tìm việc gần địa chỉ của mình nhất, thuận tiện đi lại. Những khu vực xa hơn đăng ký sau
Báo này cũng có website là: https://townwork.net/
  • Tìm trực tiếp

Để được chủ động hơn trong công cuộc săn việc làm tại Nhật, bạn có thể săn việc tại các quán ăn, quán thịt nướng, hay bán hàng, siêu thị,…. Khi đi đường, những quán ăn, nhà hàng, siêu thị gần đường nếu người ta cần tuyển nhân viên sẽ treo bảng hoặc dán giấy tuyển người thường gần phía cửa ra vào.

Tùy vào năng lực tiếng Nhật mà bạn có thể lựa chọn các vị trí khác nhau, tiếng kém bạn nên săn việc làm trong bếp tại các quán ăn, quán nhậu, tiếng tốt săn việc làm ホール, hay bán hàng tại các quán thịt nướng, combini…Bạn nên chụp ảnh thông tin đó, sau về chuẩn bị kĩ lưỡng những câu hỏi, trả lời trước khi gọi điện đến phỏng vấn sẽ giúp tỷ lệ trúng tuyển cao hơn vì cách này đậu hay không thì gần như các bạn sẽ biết sau khi cuộc gọi điện kết thúc.

  •  Có người giới thiệu, đây là cách có khả năng thành công cao nhất, thường là 100%.

  • Qua website:

Các trang web giới thiệu việc làm thêm cho người nước ngoài ở Nhật

– 外国人 . com (có tiếng Việt): http://gaikokujins.com/

– バイトル: http://www.baitoru.com/lp/foreigner/

Baito là gì? Cách xin việc làm thêm ở Nhật- Bạn đã biết chưa?

– TOWNWORK / 外国人: http://townwork.net/theme/kwd_0000000746/

– カタコトバイト ( Dành cho những bạn biết bập bõm tiếng Nhật): https://kata-koto.com/

– リゾートバイト . com (chủ yếu công việc ở 旅館、ホテル、スキー場、リゾート、工場、レストラン . Có ký túc xá và được ăn 3 bữa, nhiều chỗ miễn phí)
http://www.resortbaito.com/foreign_jp.html

–  イーアイデム 留学生求人: http://www.e-aidem.com/clp/ryugakusei/index.htm

– GTN JOB: http://gtn-job.com/

– Asia Job 外国人雇用センター: http://asia-job.jp/

Baito là gì? Cách xin việc làm thêm ở Nhật- Bạn đã biết chưa?

– ジョブセンス /外国人OKのバイト: https://j-sen.jp/kanto/special_foreigner.htm

– 外国人、留学生のためのパートタイム、アルバイト情報サイト: http://www.parttime-jp.info/

Tất cả những website rất bổ ích cho những ai tìm kiếm thông tin việc làm thêm, tuy nhiên nhiều lúc cũng gây khá nhiều bất tiện đối với những người xin việc.

Người lao động biết được thông tin nhà tuyển dụng, ứng viên sẽ gọi điện để đặt lịch phỏng vấn, xong chờ đợi lịch hẹn từ nhà tuyển dụng. Khoảng thời gian chờ đợi này khá dài, đôi khi gây áp lực cho người lao động.

2. Cách gọi điện xin việc ở Nhật

Gọi điện xin baito là việc cực kỳ quan trọng, quyết định 40% việc bạn có được nhà tuyển dụng chọn lựa không, do đó bạn cần phải bình tĩnh, dùng từ ngữ sao lịch sự để tạo ấn tượng tốt cho người ta.
  • Mẫu hội thoại gọi điện cho nhà tuyển dụng

店員(てんいん):nhân viên cửa hàng
応募者(おうぼしゃ): người ứng tuyển
採用担当者(さいよう たんとうしゃ): người phụ trách tuyển dụng
店員: ~店(てん) で ございます。
Cửa hàng ~~ xin nghe.
応募者: ~①で そちら の 求人情報(きゅうじん じょうほう) を 拝見(はいけん)し お電話しました、~と 申(もう)します。アルバイト採用(さいよう) の ご担当者(たんとうしゃ) は いらっしゃいますか?
Tôi đã xem thông tin tuyển dụng của của hàng tại ~. Tôi tên là ~ . Người phụ trách tuyển dụng có ở đó không ạ?
①:tên báo đăng tin tuyển dụng, giấy dán ngoài cửa hàng
店員: 少々(しょうしょう) お待(ま)ちください。
Xin hãy chờ một lát.
採用担当者: お電話かわりました。採用担当(さいよう たんとうしゃ)の~です。
Tôi là ~ , người phụ trách tuyển dụng.
応募者: ~で そちら の 求人情報(きゅうじん じょうほう) を 拝見(はいけん)し お電話しました ~と 申(もう)しますが、現在(げんざい)募集(ぼしゅう) を されている ホールスタッフ に 応募(おうぼ)をしたいのですが
Tôi đã xem thông tin tuyển dụng của của hàng tại ~. Tôi tên là ~. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên phục vụ bàn mà cửa hàng đang tuyển.
採用担当者: では、まず 面接(めんせつ) に お越(こし)し いただきたい の ですが、ご都合(つごう)の よい 日時(にちじ)は ありますか?
Vậy thì trước tiên tôi muốn bạn đến phỏng vấn. Khi nào thì bạn có thể đến được?
応募者: 平日(へいじつ)は 学校(がっこう) の 授業(じゅぎょう) が 終(お)わる 12時(じ) 以降(いこう)であれば、面接(めんせつ)に うかがえます。
Vào ngày thường, nếu là từ sau khi tôi kết thúc giờ học ở trường là 12h trở đi thì tôi có thể đến được.
採用担当者: それでは 来週(らいしゅう) 月曜日(げつようび)の 17時 からで いかがでしょうか?
Vậy thì vào lúc 17h thứ 2 tuần sau có được không?
応募者: はい、わかりました。その際(さい) に 何か(なにか) 必要(ひつよう)な 持ち物(もちもの)は ありますか?」
Vâng, được ạ. Khi đó có cần mang theo gì tới không ạ?
採用担当者: 写真(しゃしん) を 添付(てんぷ)した 履歴書(りれきしょ)を 持(も)って きて ください。
Hãy mang theo sơ yếu lý lịch có dán ảnh.
応募者: わかりました。それでは、来週(らいしゅう) 月曜日(げつようび) の 17時(じ) に うかがいます
Tôi hiểu rồi. Vậy 17h thứ 2 tuần sau tôi sẽ tới. (phải xác nhận lại ngày giờ vì nhỡ mình có nghe nhầm)
採用担当者: お待(ま)ちしております。
Tôi sẽ đợi.
応募者:よろしくお願い(ねがい)します。失礼(しつれい)します。
Rất mong nhận được sự giúp đỡ. Tôi xin phép.
Hoặc: お忙しい(いそがしい)中(なか)ありがとうございました。失礼(しつれい)いたします。

Cảm ơn vì đã dành thời gian cho tôi. Tôi xin phép.

  • Những đều cần phải chú ý khi gọi điện xin việc làm thêm tại Nhật

– Phải chuẩn bị sẵn thông tin tuyển dụng và quyển memo ở bên.
– Trước khi gọi điện phải ghi sẵn ra giấy những điều mình muốn hỏi.
– Tùy từng công ty, cửa hàng mà chúng ta nên tránh gọi điện vào những giờ không nên gọi.
Đối với công ty thì tránh gọi vào sáng sớm (trước 10h) và giờ nghỉ trưa(12h~13h).
Đối với nhà hàng thì tránh gọi vào những giờ đông khách như giờ ăn trưa (11h~14h) và giờ ăn tối (17h~21h)
– Cần nói rõ ràng, to, rành mạch, trránh ấp úng, lắp bắp
  • Cách ứng xử trong một số trường hợp khi gọi điện xin baito

– Người phụ trách vắng mặt: Bạn nên hỏi xem khi nào người phụ trách có mặt và gọi lại vào giờ đó.
Ví dụ:
あらためて お電話(でんわ) したいの ですが、何時(なんじ) ごろ が よろしいでしょうか
Tôi muốn gọi điện lại sau. Vào mấy giờ thì có thể được ạ?
– Người phụ trách đang bận và yêu cầu gọi lại sau: Trường hợp này mình nên xin lỗi người ta vì đã gọi vào lúc bận rộn và hỏi thời gian nào gọi thì thích hợp.
Ví dụ:
お忙しい(いそがしい) ところ 失礼(しつれい)しました。あらためて お電話(でんわ) したい のですが、何時(なんじ) ごろ が よろしいでしょうか?

Tôi xin lỗi đã gọi vào lúc bận rộn. Tôi muốn gọi điện lại sau. Vào mấy giờ thì có thể được ạ?

Đặc biệt khi đã được hẹn phỏng vấn rồi mà mình bận hay vì một lý do gì đấy mình không thể đến được thì phải gọi điện thông báo cho nhà tuyển dụng biết

3. Sơ yếu lí lịch (履歴書) xin việc làm thêm アルバイト.

Sau khi đặt được lịch hẹn với nhà tuyển dụng, bạn cần chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch để giới thiệu bản thân. Mẫu này bạn có thể mua form sẵn ở cửa hàng tiện lợi (combini) rồi viết tay vào hoặc làm nhập thông tin trên máy tính, điện thoại rồi in ra. Tuy nhiên, nếu bạn viết tay, hồ sơ của bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.

Baito là gì? Cách xin việc làm thêm ở Nhật- Bạn đã biết chưa?

Mẫu lý lịch có thể tham khảo và download form (để in ra) ở đây.

  •  日付: Ngày tháng hiện tại, viết theo dạng 平成25年 thay vì 2013, 平成26年 thay vì 2014. Vì là ngày hiện tay nên không bao giờ viết trước mà để trống, khi nào nộp thì viết ngày hôm đó vào.
  • 氏名: Họ tên. Nếu thấy “ふりがな” thì viết phiên âm bằng ひらがな, thấy “フリガナ” thì viết tên bằng カタカナ. Ấn con dấu của mình vào (kê quyển vở mềm ở dưới trước khi ấn dấu để khỏi bị tèm nhèm)
  • 写真: Ảnh nhỏ khuôn mặt mình, chụp mới (trong vòng vài tháng trở lại). Mặt sau viết tên mình. Dán kỹ. Không cần chụp mặc comple nhưng cần quần áo trông sạch sẽ (tốt nhất màu trắng). TUYỆT ĐỐI không chụp ảnh cười cợt vui vẻ như avatar Facebook.
  • 住所・連絡先: Địa chỉ, số điện thoại: viết đầy đủ chính xác. Email: email dùng được cho máy tính (Gmail…).
  • 学歴: Quá trình học hành. Dòng đầu tiên viết 1 chữ “学歴”. Tên trường, khoa cần viết đầy đủ. Đối với thời gian ở Việt Nam thì chỉ cần viết từ năm tốt nghiệp Trung học cơ sở (cấp 2). Không viết tắt kiểu 〃
  • 職歴: Quá trình công việc (công việc arubaito cũng được). Dòng đầu tiên viết 1 chữ “職歴”. Nếu không có thì ghi “なし”. Tên công ty không được giản lược, ví dụ chữ “株式会社” không được viết là “(株)”. Dưới cùng, viết chữ “以上”.
  • 免許・資格: Bằng cấp các loại dù không liên quan đến công việc arubaito, viết theo thứ tự ngày tháng được cấp. Đang học thi bằng gì cũng ghi vào được. Đối với người Việt thì bằng tiếng Nhật, tiếng Anh, bằng lái xe ở Nhật là OK.
  •  志望動機: Lý do ứng tuyển/Sở thích/Sở trường… của mình. Lý do ứng tuyển thì viết là muốn phát huy sở trường, ham thích, quan tâm, học tập gì của mình khi làm việc này. Sở thích (bóng đá, guitar…), tránh viết là không có (“特になし”). Phần này là quan trọng, có thể tham khảo ví dụ cách viết ở đây (chọn theo ngành nghề).

http://mpjob.jp/contents/motive/

  •  本人希望記入欄: Đề nghị cá nhân với nơi xin làm arubaito. Ví dụ: muốn làm ngày nào, giờ nào. Không có gì thì cũng không cần ghi.
  •  保護者欄: Phần dành cho bố mẹ người dưới 20 tuổi, người Việt thì không cần quan tâm.

4. Kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc

  • Chuẩn bị ở đây là chuẩn bị giấy tờ cầm theo là sơ yếu lí lịch(履歴書:りれきしょ)đã viết đầy đủ chưa?
  • Trang phục: Quần áo nên gọn gàng, lịch sự
  • Khi đi phỏng vấn cần chú ý tới thời gian, bạn cần đến sớm từ 10-15 phút bởi người nhật rất coi trọng giờ giấc, hơn nữa khi đến sớm bạn có thể kiểm tra lại các thứ cần thiết như sơ yêú lí lịch, chỉnh lại trang phục
  • Vì người nhật rất coi trọng lễ nghi nên khi mở cưa bước vào phòng nói 失礼します。
  • Khi bắt đầu phỏng vấn: giới thiệu qua tên tuổi xong thêm câu よろしくお願いします。(rất mong đc sự giúp đỡ của anh chị)
  • Lúc phỏng vấn thì ngồi thẳng, 2 tay đặt lên trên đùi, ăn nói rõ ràng, rành mạch, to
  • Trước khi ra về thì ngoài những câu chào quen thuộc mình nên nói よろしくお願いします。và cúi đầu chào.
  • Khi lựa chon công việc bạn nên sắp xếp, phân chia thời gian hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo khi nhà tuyển dụng hỏi bạn có thể làm từ mấy giờ đến mấy giờ.
  • Khi bị 1 nơi từ chối không được nản, xin 1 nơi không được thì xin 5,10,15 nơi kiểu gì cũng có chỗ họ nhận mình

Ví du: công việc A: từ 5-9
công việc B: từ 11-18

Trên đây là một số hướng dẫn tìm cách xin việc làm thêm ở Nhật mà chúng tôi gợi ý. Nếu có vấn đề thắc mắc về xin việc làm tại Nhật hãy để lại câu hỏi bình luận cuối bài viết. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ:
Hotline: 02462811222